Khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân

Ngày 8/4, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia KX.02.35/21-25 và Quân khu 4 tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới - Thực trạng và bài học kinh nghiệm”.

Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), Phó Chủ nhiệm Đề tài phát biểu tại Tọa đàm.

Tọa đàm nhằm phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của các đồng chí tướng lĩnh; các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cấp; các nhà khoa học của Quân khu 4 và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung liên quan đến thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã có những ý kiến tham luận, trao đổi hết sức quý báu vào nội dung chủ đề tọa đàm, khẳng định nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự cần thiết nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới nói chung; đặc biệt là tính đặc thù đối với vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị...

Quang cảnh Tọa đàm.

Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), Phó Chủ nhiệm Đề tài nhấn mạnh: Nội dung nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội Nhân dân, nền Quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân là vấn đề mới và khó, nhưng Ban Chủ nhiệm Đề tài nhận hơn 20 bài tham luận, trong đó có 7 bài phát biểu tham luận trực tiếp có chất lượng tại Hội nghị. Những ý kiến nhằm trao đổi và làm rõ những vấn đề đặt ra và những nội dung, biện pháp giải quyết để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng của đề tài là những tư liệu quý báu để Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của Đề tài, trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương để hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, góp phần phục vụ xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng trong thời gian tới./.