Có gì đặc biệt trong bảo tàng nghệ thuật sắp khai trương của Nigeria?

Lấy cảm hứng từ thành phố cổ Benin, Nigeria, Bảo tàng Nghệ thuật Tây Phi có tiềm năng trở thành một trong những nơi lưu giữ các hiện vật hồi hương tốt nhất tốt nhất thế giới.

Bảo tàng Nghệ thuật Tây Phi (Mowaa) đang được xây dựng ở Nigeria. (Nguồn: Guardian)

Lấy cảm hứng từ thành phố cổ Benin, Nigeria, Bảo tàng Nghệ thuật Tây Phi (Mowaa) có tiềm năng trở thành một trong những nơi lưu giữ các hiện vật hồi hương tốt nhất tốt nhất thế giới.

Thành phố Benin ở Nigeria hiện đại đã từng là thủ đô của một vương quốc sầm uất, với nhiều di sản nghệ thuật có giá trị văn hóa và lịch sử lớn gồm các tấm phù điêu và tượng bằng đồng đúc - những hiện vật đã bị thực dân Anh cướp bóc vào năm 1897.

Hiện nay, khi ngày càng nhiều bảo tàng phương Tây tiến hành trả lại hiện vật hoặc cam kết để chúng trở về quê hương, thành phố ở miền nam Nigeria này đang xây dựng một bảo tàng mới để xóa tan ý niệm rằng “Châu Phi không có không gian và khả năng bảo tồn di sản của mình,” theo lời ông Shadreck Chirikure, giáo sư khoa học khảo cổ học tại Đại học Oxford và cố vấn cho bảo tàng mới.

Bảo tàng Nghệ thuật Tây Phi, gồm một quần thể các tòa nhà và không gian biểu diễn ngoài trời trải rộng trên khuôn viên 6 ha, dự kiến tổ chức triển lãm khai trương vào tháng 5/2025.

Dù Mowaa không phải là nơi lưu giữ các hiện vật đồng được trả lại, nhưng động lực để đi đến việc thành lập bảo tàng là để giải quyết tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng, vốn đã cản trở các nỗ lực hồi hương hiện vật.

Trong tháng 11 này, Mowaa đã tổ chức sự kiện mang tên “khai trương công trình mái cứng” dành cho tòa nhà viện nghiên cứu – một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và lưu trữ, được trang bị các phòng lưu trữ kiểm soát khí hậu, các phòng thí nghiệm hiện đại và không gian triển lãm. Một loạt các hội thảo và khai quật khảo cổ học trực tiếp đã được tổ chức để giới thiệu Mowaa và "bắt đầu một cuộc đối thoại cởi mở về ý nghĩa của một bảo tàng châu Phi trong thế kỷ 21".

Chirikure nói rằng Mowaa có tiềm năng "trở thành một trong những nơi tốt nhất thế giới để lưu giữ các hiện vật được trả về".

"Người ta từng cho rằng Châu Phi không có không gian và khả năng chăm sóc di sản của mình,” ông nói. "Nếu có ai không tin vào tầm nhìn này hoặc không tin rằng người châu Phi có thể làm được, thì sự ra đời của viện nghiên cứu chứng minh rằng Mowaa đã trở thành hiện thực, và người châu Phi đương đại, giống như tổ tiên của họ – những người tạo ra các hiện vật đồng Benin nổi tiếng – hoàn toàn có khả năng bảo vệ di sản của mình theo tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới."

Viện nghiên cứu có hai phòng trưng bày liền kề, gồm một không gian trưng bày mở và một phòng trưng bày đặc biệt. Không gian trưng bày mở, dự kiến khai trương vào giữa năm 2025, sẽ có trong nó các bộ sưu tập dài hạn của Mowaa. Không gian này sẽ trưng bày các hiện vật khảo cổ học bên cạnh các báu vật lịch sử, trong khi phòng trưng bày đặc biệt sẽ được sử dụng cho các buổi trưng bày luân phiên tạm thời.

Một số tác phẩm được trưng bày bao gồm ibwese – một chiếc đàn piano gỗ lớn được chạm khắc và sơn hình người, linh dương và mèo, cùng các tác phẩm đồng từ nhiều nền văn minh Trung Niger, gồm một mặt dây chuyền tinh xảo ra đời vào thế kỷ 13 đến 15 ở Mali.

Nengi Omuku, một họa sĩ đi theo trường phái trừu tượng sống tại Lagos, mô tả sự xuất hiện của Mowaa là “một khoảnh khắc thực sự quan trọng trong lịch sử của chúng tôi” bởi vì “đây là cơ hội tuyệt vời để các nghệ sĩ tiếp cận với nghệ thuật mà chúng ta đã ngưỡng mộ từ lâu nhưng chỉ từng thấy trong sách vở”.

Bảo tàng, hoạt động độc lập và phi lợi nhuận, nhận được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm chính phủ Đức, Quỹ Mellon và Bảo tàng Anh.

“Mowaa không chỉ là một tổ chức văn hóa,” ông Phillip Ihenacho, giám đốc điều hành của bảo tàng, nói. “Đây là một trung tâm quan trọng về cơ hội kinh tế, phát triển cộng đồng và hỗ trợ, tôn vinh năng lượng sáng tạo đa dạng của Tây Phi trong nhiều lĩnh vực.”

Ore Disu, giám đốc Viện Mowaa, chia sẻ rằng bà nhận vai trò này “với niềm tin mạnh mẽ rằng chúng ta nên tạo ra điều gì đó mang lại cho người da màu và người châu Phi ý thức về vị trí của mình trên thế giới”.

Xu hướng quốc tế về hồi hương hiện vật bị cướp bóc đang chuyển biến tích cực, với các bảo tàng ở Anh, Đức và Mỹ đã trả lại hoặc cam kết trả lại các hiện vật, mặc dù một số tổ chức lớn như Bảo tàng Anh vẫn trì trệ, nơi hiện đang lưu giữ hơn 900 hiện vật đồng Benin.

Một chiếc đầu và con gà trống của Oba, cùng với một tấm bảng bằng đồng và một bức tranh thờ bằng gỗ nằm trong số các tác phẩm đồng Benin đã được trả lại cho Nigeria, nhưng không được lưu giữ tại Mowaa.

Các phần quan trọng khác của Mowaa, bao gồm phòng trưng bày rừng nhiệt đới và nhà khách nghệ thuật, sẽ được triển khai trương trong vòng một đến hai năm tới, tùy thuộc vào nguồn tài trợ. Phòng trưng bày rừng nhiệt đới, rộng 1.400 m², sẽ là một tòa nhà triển lãm cho các tác phẩm nghệ thuật đương đại lớn trong một khu rừng nhiệt đới được tái quy hoạch./.