Ngành xuất bản và phát hành xuất bản phẩm triển khai nhiệm vụ năm 2023
Để thực hiện được nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, ngành xuất bản cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này.
Ngày 17/2, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023.
Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022, tất cả các chỉ số về đầu sách, bản sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước đều tăng. Tính đến hết ngày 31/12/2022, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 38.029 xuất bản phẩm (tăng 15,42% so với năm 2021) với 598.938.423 bản (tăng 49,5%). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 32.645 cuốn (tăng 11,5%), với 539.937.271 bản (tăng 54,2%); xuất bản phẩm dạng điện tử là 3.350 xuất bản phẩm (tăng 45,6%), với ước tính khoảng 32.500.000 bản (tăng 30%). Xuất bản phẩm khác (đĩa DVD, tranh ảnh, bản đồ, lịch các loại...) đạt 2.034 xuất bản phẩm (tăng 48%), với 26.501.152 bản (tăng 3,4%).
Năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành xuất bản đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng 33,3%); nộp ngân sách hơn 414,8 tỷ đồng; lợi nhuận (sau thuế) đạt hơn 429 tỷ đồng. Trong đó, có năm nhà xuất bản có doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng; có 19/57 nhà xuất bản, chiếm 33,3% tổng số nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử (tăng 72,7%).
Tuy nhiên, Để thực hiện được nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, ngành xuất bản cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này. cũng còn không ít thách thức. Đó là tăng trưởng rất mạnh về năng lực sản xuất, nhưng quy mô, doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản tăng chưa tương xứng; mức vốn của phần lớn các nhà xuất bản còn thấp; một số nhà xuất bản còn lượng sách tồn kho nhiều hoặc gặp khó khăn trong việc khai thác bản thảo; sách có giá trị và có sức lan tỏa còn ít, đặc biệt là thể loại chính trị, khoa học công nghệ.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương những thành tích rất ấn tượng của ngành xuất bản, in và phát hành đạt được, nhất là về doanh thu, số lượng xuất bản phẩm xuất bản trong năm 2022.
Để thực hiện được nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, đồng chí Trần Thanh Lâm yêu cầu, ngành xuất bản cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này; đề xuất những vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp yêu cầu chỉ đạo, quản lý phù hợp với thực tiễn tình hình xuất bản Việt Nam; chú trọng nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, nhất là các tác phẩm tuyên truyền về nghị quyết của Đảng, về chủ quyền biển, đảo, chủ quyền Tổ quốc, về công tác đối ngoại…; đổi mới tư duy, có giải pháp đồng bộ để giải quyết những vấn đề của ngành, đặc biệt tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản, in ấn, phát hành; đồng thời, quảng bá, truyền thông sách bằng mọi nguồn lực để phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng.
Tại Hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng cờ thi đua cho 7 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác xuất bản; trao bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông cho 19 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác in và phát hành; trao bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông cho 1 cá nhân, 3 tập thể có thành tích xuất sắc trong phát triển văn hoá đọc./.