Quảng Bình: Tìm cách gỡ vướng mắc trong liên kết vùng kinh tế-xã hội

Hiện nay, các địa phương trong vùng nói chung và Quảng Bình nói riêng chưa tự chủ được ngân sách, nhận điều tiết của ngân sách TW nên khó chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện liên kết vùng.

u khác trải nghiệm sản phẩm du lịch mới “Khám phá rừng Lim - Ngôi nhà của Kong” tại Quarg Bình. (Ảnh: TTXVN phát)

Tại tỉnh Quảng Bình, sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21/4/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế-xã hội đã bước đầu thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc cần tháo gỡ.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, những hạn chế và vướng mắc là do quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các địa phương trong vùng nói chung và Quảng Bình nói riêng chưa tự chủ được ngân sách, còn phải nhận điều tiết của ngân sách Trung ương nên khó chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện liên kết vùng.

Cùng với đó, công tác chủ động huy động tối đa các nguồn lực, kết hợp các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn ODA, vồn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính đột phá tạo ra liên kết vùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn cũng là các hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

[Quảng Bình: Tân Hóa được vinh danh là Làng Du lịch tốt nhất thế giới]

Về hiệu quả thực hiện các nội dung hợp tác, liên kết giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và các địa phương khác trong cả nước còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các kết quả như kỳ vọng, kết nối về hỗ trợ thu hút đầu tư còn chưa rõ nét cũng là những hạn chế và vướng mắc mà Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình rút ra sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế-xã hội.

Trong gần 2 năm qua, tỉnh Quảng Bình đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế-xã hội theo Nghị quyết của Chính phủ và bước đầu thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ trong kết nối hạ tầng giao thông; kết nối hạ tầng công nghiệp-năng lượng; liên kết phát triển thủy sản; liên kết phát triển du lịch.

Trong đó, đáng chú ý, trong lĩnh vực liên kết phát triển du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển với nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng (từ Ninh Bình đến Quảng Trị) giai đoạn 2022-2025; Thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2022-2026…

Chính nhờ việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển du lịch nên đã góp phần giúp ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phục hồi nhanh sau dịch COVID-19 và có bước phát triển mạnh.

Từ đầu năm đến nay, lượng khách du đến tỉnh tăng 2,2 lần so với cùng kỳ và đạt hơn 3,9 triệu lượt khách, mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của tỉnh./.