Thượng viện Mỹ: Hai đảng vẫn bất đồng về vấn đề trần nợ
Những bất đồng kéo dài về trần nợ vào năm 2011 đã khiến xếp hạng tín nhiệm của Mỹ bị hạ xuống, chi phí đi vay tăng và thị trường chứng khoán sụt giảm. Những dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện ở phố Wall.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy tiến triển tại Thượng viện Mỹ nhằm tránh một cuộc khủng hoảng về vấn đề trần nợ, khi đảng Cộng hòa bác bỏ kêu gọi nâng trần nợ từ mức 31.400 tỷ USD vô điều kiện và đảng Dân chủ không chấp thuận đàm phán.
Một ngày sau khi Hạ viện phê chuẩn đề xuất của đảng Cộng hòa trong việc nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu Liên bang, các nghị sỹ của cả hai đảng vẫn bất đồng khi nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên cận kề, với những tác động đến kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính toàn cầu.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thúc đẩy dự luật nói trên để có thể khởi động đàm phán với Tổng thống Joe Biden về trần nợ, động thái cần để có nguồn tài chính cho việc cắt giảm thuế và các khoản chi mà Quốc hội đã thông qua trước đó.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ lên tiếng phản đối, cho rằng đảng Cộng hòa không nên dùng vấn đề trần nợ để gây sức ép, trong khi ông Biden và ông McCarthy có thể đàm phán vào bất kể thời điểm nào về chi tiêu và thâm hụt ngân sách.
[Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu của chính phủ 1.660 tỷ USD]
Những bất đồng kéo dài về trần nợ vào năm 2011 đã khiến xếp hạng tín nhiệm của Mỹ bị hạ xuống, chi phí đi vay tăng và thị trường chứng khoán sụt giảm. Những dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện trên phố Wall.
Thời điểm Bộ Tài chính không còn khả năng thanh toán các hóa đơn có thể là ngay vào tháng Sáu hoặc trong mùa Hè.
Bộ Tài chính được cho là sẽ thông báo đến Quốc hội về một thời hạn mới trong những ngày tới, sau khi đánh giá về tình hình thu thuế.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đề xuất tăng trần nợ 1.500 tỷ USD hoặc cho đến ngày 31/3/2024 sẽ cắt giảm chi tiêu so với mức của năm 2022 và tăng trần nợ 1% một năm, hủy bỏ một số sáng kiến thuế về năng lượng sạch và tăng cường quy định về việc làm với một số chương trình chống đói nghèo./.