Thí điểm xây dựng hai khu thương mại tự do tại Bình Dương với nhiều kỳ vọng mới
Các khu thương mại tự do sẽ được thiết kế với mục tiêu phát triển thành các trung tâm kết nối giao thương khu vực và quốc tế, hỗ trợ xuất khẩu, cung ứng dịch vụ logistics và dịch vụ tài chính.
Tỉnh Bình Dương đang lên kế hoạch thí điểm xây dựng hai khu thương mại tự do tại thành phố Dĩ An và huyện Bàu Bàng.
Động thái này nhằm tạo ra một bước đột phá quan trọng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Để thực hiện nhanh phương án mới này, tỉnh Bình Dương đang đề xuất lập Tổ chỉ đạo cấp cao nhằm đảm bảo quá trình triển khai hiệu quả và đúng tiến độ.
Ý tưởng xây dựng khu thương mại tự do tại Bình Dương được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới sau công bố quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, mô hình tăng trưởng của tỉnh từ dựa vào công nghiệp truyền thống sang mô hình công nghiệp hiện đại và kinh tế số.
Việc thí điểm xây dựng khu thương mại tự do tại hai địa phương trọng điểm là thành phố Dĩ An và huyện Bàu Bàng đang được đề xuất nghiên cứu để đặt các trung tâm thương mại tự do trong thời gian tới.
Các khu thương mại tự do sẽ được thiết kế với mục tiêu phát triển thành các trung tâm kết nối giao thương khu vực và quốc tế, hỗ trợ xuất khẩu, cung ứng dịch vụ logistics và dịch vụ tài chính.
Điều này giúp Bình Dương không chỉ duy trì vị thế là một trong những địa phương có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước mà còn nâng cao chất lượng đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện phương án xây dựng khu thương mại tự do diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, Bình Dương đang đề xuất lập Tổ chỉ đạo cấp cao với sự tham gia của các cơ quan chủ chốt như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan khác.
Tổ chỉ đạo sẽ chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và hỗ trợ giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Theo ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Bình Dương, việc xây dựng hai khu thương mại tự do không chỉ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn mở ra hướng đi mới cho các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tài chính, logistics tại Bình Dương.
Các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các thị trường quốc tế thông qua các chính sách ưu đãi và cơ chế thương mại tự do.
Đặc biệt, các khu thương mại tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ hơn.
Đây là lĩnh vực mà Bình Dương đang tập trung phát triển để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất nội địa.
Sự kết hợp giữa các khu công nghiệp hiện tại và các khu thương mại tự do sẽ giúp Bình Dương tiếp tục phát huy thế mạnh là một trung tâm công nghiệp hàng đầu Việt Nam, đồng thời gia tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh các dịch vụ logistics, tài chính, và thương mại quốc tế trong các khu thương mại tự do sẽ giúp Bình Dương thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đa quốc gia và mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế.
Điều này không chỉ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho tỉnh mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Bên cạnh việc phát triển các khu thương mại tự do, Bình Dương cũng sẽ tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững, với việc chú trọng đến kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Tỉnh sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ngoài ra, tỉnh cũng đặt mục tiêu phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Các khu thương mại tự do sẽ trở thành môi trường lý tưởng để thí điểm các giải pháp công nghệ xanh, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn./.