Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Bài ca thống nhất, khát vọng tự do”

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng cùng góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc sắc khắc họa Chiến thắng 30/4 - trang sử hào hùng, một dấu son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tiết mục "Non sông gấm vóc" dưới sự trình bày của các ca sỹ Quốc Đại, Cao Công Nghĩa và Thuỳ Trinh. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Tối 29/4, nhân Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2022), Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất, khát vọng tự do.”

Chương trình gồm 3 phần “Vì miền Nam thân yêu,” "Miền Nam thành đồng" và “Thành phố niềm tin” với 17 tiết mục đặc sắc như “Non sông gấm vóc,” “Miền Nam ơi chúng tôi đã sẵn sàng,” “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam,” “Hành khúc lên đường-Thành phố của tôi.”..

Mỗi phần của chương trình là một câu chuyện được kết nối chặt chẽ bằng các ca khúc, được chọn lọc kỹ lưỡng, phản ánh đúng chủ đề. Sắc màu âm nhạc của chương trình cũng chính là thông điệp, những câu chuyện được khắc họa rõ nét qua từng phần biểu diễn của nghệ sỹ.

Trong đó, chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, một dấu son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Năm tháng trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quận trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Để đi đến thắng lợi cuối cùng ấy, toàn Đảng, toàn dân và toàn quận đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, đánh đuổi thực dân và đế quốc xâm lược để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Biết bao mất mát và hy sinh, bao thế hệ chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống suốt những năm dài đất nước bị chia cắt.

Dù 47 năm đã đi qua nhưng những thanh âm của bài ca chiến thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn luôn vang vọng. Bài ca chiến thắng ấy đã trở thành niềm tin, động lực cho mỗi người dân hôm nay cùng góp sức dựng xây thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu ngày càng phát triển, có chất lượng sống tốt, năng động, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Tiết mục "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" của Nhóm Lạc Việt. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ nổi tiếng như Nghệ sỹ Nhân dân quậng Thọ, Nghệ sỹ Nhân dân Trọng Hữu, Nghệ sỹ Nhân dân Thoại Miêu, Nghệ sỹ Ưu tú Lam Tuyền, Nghệ sỹ Ưu tú Vân Khánh, Nghệ sỹ Ưu tú Tạ Thùy Chi, Nghệ nhân Nguyễn Thị Tiêu; các ca sỹ Hiền Thục, Hồ Trung Dũng, Quốc Đại, Võ Hạ Trâm, Thanh Sử, Cao Công Nghĩa, Nhã Thy, Thành Tâm, Thùy Trinh, Minh Sang, Hồ Tuấn Phúc và Đồng Diệu Ly; nhóm Mắt Ngọc, nhóm Nhật Nguyệt, nhóm Lạc Việt, nhóm FM, nhóm 135…

[Thành phố Hồ Chí Minh - 47 năm cùng cả nước, vì cả nước]

Dịp này, nhiều đơn vị văn hoá nghệ thuật, giải trí tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức các chương trình hấp dẫn phục vụ khán giả vào dịp lễ. Trong đó, vào tối 30/4 và 1/5, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các chương trình nghệ thuật phục vụ người dân Thành phố tại thành phố Thủ Đức, quận Tân Phú, quận Bình Tân và các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn.

Cùng với đó, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ Thành phố Hồ Chí Minh tái diễn vở hài kịch “Rồi mắc cái gì cười” vào tối 30/4; Vở "Những giấc mơ lóng lánh" vào tối 1/5. Vở kịch này từng tạo tiếng cười vui nhộn và đọng lại thông điệp đẹp về tình cảm gia đình.

Tiết mục "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" dưới sự trình bày của Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Bên cạnh những diễn viên quen thuộc như Nghệ sỹ Ưu tú Mỹ Uyên, Nghệ sỹ Ưu tú Hạnh Thúy, Chánh Trực, Lê Vinh, Quốc Thịnh, Tuyền Mập…, vở này còn có sự góp mặt của ca sỹ Hà Quốc Anh.

Tương tự, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ diễn phục vụ miễn phí khán giả tại huyện Củ Chi tối 1/5. Sân khấu Kịch Idecaf diễn vở “Người lạ, người thương rồi người dưng” vào ngày 1/5; vở “Mưu bà tú” vào ngày 30/4.

Sân khấu Kịch Hồng Vân có các vở hài kinh dị, hứa hẹn thu hút đông khán giả như “Ma nữ không chồng” diễn ngày 30/4 và ngày 1/5 là vở “Người vợ ma.”

 Sân khấu Múa rối nước tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 ngày 30/4 và 1/5 sẽ diễn vở “Anh hùng Nguyễn Trung Trực” (suất 9 giờ 30 phút, 14 giờ và 15 giờ). Ngày 1/5, sân khấu này sẽ diễn chương trình "Những trò rối nước cổ truyền.”

Ngoài ra, Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn để phục vụ khách tham quận. Với chủ đề “Sắc màu và cảm xúc,” Đầm Sen không tăng giá vé dịp lễ mà còn miễn vé cổng (hoặc giảm 50% vé trọn gói các loại) cho du khách mặc áo đỏ sao vàng (từ ngày 30/4 đến ngày 3/5) và những du khách có sinh nhật trong hai ngày 30/4 và 1/5.

Khu du lịch Suối Tiên (thành phố Thủ Đức) tổ chức nhiều chương trình vui chơi giải trí, biểu diễn ca múa nhạc để phục vụ du khách. Đặc biệt, Suối Tiên sẽ miễn phí vé vào cổng cho trẻ em có chiều cao dưới 1,4m khi đi cùng người lớn và miễn phí vé cho lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch đến vui chơi trong dịp lễ này./.

Thu Hương (TTXVN/Vietnam+)