Bảo đảm gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi cho dân khi tham gia tố tụng

Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 84/2025/UBTVQH15 thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị:

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tuyên Quang và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lào Cai và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Yên Bái.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hưng Yên trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hưng Yên và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hải Dương.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nam Định.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Trị trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Trị và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Kon Tum.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Định.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Cần Thơ, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hậu Giang và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bến Tre và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tiền Giang. Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Sau khi hợp nhất, thành lập, trong hệ thống tổ chức của Viện Kiểm sát Nhân dân có 34 Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, trong đó có 19 Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh và 4 Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố được thành lập theo quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này và 11 Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp, gồm Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và Viện Kiểm sát Nhân dân các thành phố: Hà Nội, Huế.

Các Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân, các luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Viện Kiểm sát Nhân dân được hợp nhất theo quy định của pháp luật.

Về thành lập Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực: Thành lập 355 Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực tại 34 tỉnh, thành phố; số lượng và tên gọi cụ thể của các Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực tại từng tỉnh, thành phố được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Các Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân, các luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan; kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật với phạm vi được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của 355 Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực được xác định tương ứng với phạm vi địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này. Địa điểm đặt trụ sở của Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quyết định, bảo đảm gần dân, sát dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia tố tụng.

Quang cảnh tại một phiên tòa.

Tại Nghị quyết số 1745/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, gồm Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp; Vụ Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự; Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội; Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng; Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Vụ Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự; Vụ Kiểm sát án dân sự; Vụ Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại; Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự; Vụ Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Thống kê tội phạm và chuyển đổi số; Cục Tài chính; Thanh tra; trường Đại học Kiểm sát (có Phân hiệu trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh); Viện Khoa học kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật; Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Hai Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025./.